Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Tiền lương bao nhiều là thấp, bao nhiêu là cao, bao nhiêu là hợp lý?

Tiền lương dường như là một chủ đề muôn thuở khi người ta nói đến việc đi làm, tức là nói đến một quan hệ lao động nào đó. Và khi nói đến tiền lương thì vấn đề muôn thuở cũng chỉ xoay quanh hai chữ "cao" và "thấp". Nếu ta cứ đi sâu vào hai chữ "cao" và "thấp" này thì câu chuyện sẽ không bao giờ có điểm dừng.

Vậy thì câu chuyện nên nói thế nào để còn có thể dừng lại mà làm việc?

Khi đình công, người lao động đưa ra yêu sách đòi tăng lương. Trong trường hợp đó, người ta thường diễn giải là do tiền lương thấp. Nhưng “cao-thấp” là một khái niệm tương đối, thường thì người ta lấy một mức gì đó ra để so sánh. Và chính sự khập khiễng trong so sánh này thường dễ dẫn đến những diễn giải khác nhau.

Ví dụ người lao động đình công đòi lên lương vì giá cả sinh hoạt đã lên cao, làm cho thu nhập thực tế của người công nhân bị thấp đi nếu giữ nguyên mức lương không thay đổi. Như vậy, người lao động cho là lương của họ đang bị trả thấp. Còn người sử dụng lao động lại lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định ra để chứng minh rằng mức lương do doanh nghiệp trả như vậy là cao hơn mức lương tối thiểu một mức nào đó, bởi vậy đòi hỏi của người lao động là vô lý. Cách lý giải của hai bên về lý thuyết nghe đều có lý, nhưng lại rất khác nhau. Chính sự khác nhau về cái “lý” này dẫn đến tranh chấp lao động và đình công.

Vậy thực chất đòi hỏi của người lao động là gì? Thực ra, khi đình công, người lao động đòi hỏi mức lương mà họ thấy là hợp lý. Mức hợp lý ở đây được hiểu không chỉ là mức lương cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định (vì đó là điều nghiễm nhiên, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện), mà là mức lương mà người lao động kỳ vọng nhận được.

Vậy mức lương kỳ vọng này là gì và được “sinh ra” từ đâu?

  • Đó là mức mà người lao động nghĩ rằng họ xứng đáng được trả sau khi so sánh với mức lương chung trên thị trường (đến đây chúng ta nhớ lại mức tiền công trả cho nhóm thứ năm đã đề cập ở bài trước) khiến họ tin rằng mức họ đang hưởng là thấp hơn mức chung của thị trường;
  •  Đó là mức thể hiện được tương quan cung – cầu lao động trên thị trường lao động (điều này thể hiện rất rõ ở những địa phương có thị trường lao động sôi động như Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh). Thị trường lao động cũng tuân theo quy luật cung – cầu của bất cứ thị trường nào, nghĩa là khi nhiều người bán thì giá sẽ giảm và khi nhiều người mua thì giá sẽ lên, nghĩa là khi nhiều người đi tìm việc thì tiền lương sẽ giảm và khi nhiều doanh nghiệp đăng tuyển công nhân mới thì tiền lương có xu hướng tăng;
  • Đó cũng là mức mà người lao động cho rằng họ xứng đáng được hưởng, căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ năng suất lao động của doanh nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ khi một doanh nghiệp “ăn nên làm ra” thì người lao động thường có tâm lý chờ mong được nhận thêm “một cái gì đó” tương xứng.
  • Đó là mức mà người lao động tin rằng người sử dụng lao động vẫn thu được lợi nhuận hợp lý sau khi đã “chia thêm” phần chiếc bánh lợi nhuận cho người lao động;
  •  Và cuối cùng và quan trọng nhất, đó là mức để người lao động đồng ý tiếp tục làm việc và người sử dụng lao động đồng ý tiếp tục thuê lao động.

Thế nên khi thấy một cuộc đình công xảy ra với yêu sách đòi tăng lương thì cũng chưa nên kết luận rằng lương ở đó thấp, mà chỉ có thể nói là người lao động có cơ sở để kỳ vọng vào một mức lương cao hơn và mọi việc sẽ lại trở lại bình thường khi một mức lương hợp lý đã được xác lập.


Nguyễn Mạnh Cường
cuong.qhld@gmail.com
------------------------
@ copyright 2013
Mọi sự trích dẫn hoặc đăng tải lại đề nghị ghi rõ nguồn

3 nhận xét:

  1. Em chào Anh Cường ạ. Em đến từ Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động VietLabour ạ. Em xin phép Anh đăng một tin về khóa học quản lý quan hệ lao động trong khủng hoảng ạ. Em cảm ơn Anh ạ và mong Anh tiếp tục nỗ lực vì sự nghiệp quan hệ lao động ạ. Một lần nữa, cảm ơn Anh ạ.

    Em xin phép Admin đăng một tin về khóa học quản lý quan hệ lao động trong khủng hoảng ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

    KHÓA HỌC QUẢN LÝ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHỦNG HOẢNG

    Khóa học về Quản lý Lao động trong khủng hoảng do Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động VietLabour tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 22/02/2014, và Tp. HCM vào ngày 28/02/2014. Khóa học 1 ngày của Trung tâm sẽ giúp các công ty: Cắt giảm chi phí thông qua đàm phán nhượng bộ; Cắt giảm nhân sự tạm thời; Tổ chức nhân sự linh hoạt.
    Anh (Chị) có nhu cầu tham gia khóa học, xin vui lòng đăng ký qua điện thoại: (04) 62919829 ;hoặc email:giang.do@vietlabour.com hoặc chi.do@vietlabour.com; hoặc đăng ký qua http://vietlabour.com/quan-ly-quan-he-lao-dong-trong-khung-hoang-kinh-te?lang=vi
    Chi phí tham dự là 800 nghìn đồng/đại biểu (Các DN đăng ký cho 3 đại biểu trở lên được giảm học phí 10%).
    Để biết thêm về nội dung khóa học, kính mong Anh (Chị) xem tại http://vietlabour.com/quan-ly-quan-he-lao-dong-trong-khung-hoang-kinh-te?lang=vi
    VietLabour xin chân thành cảm ơn Anh (Chị).

    Trả lờiXóa
  2. Loanh quanh tìm hoài mới kiếm được 1 blog về nhân sự viết bài chất lượng thế này, cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa