Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Liệu có phải doanh nghiệp không vi phạm pháp luật thì đình công không xảy ra?


Vấn đề: Có người cho rằng nếu doanh nghiệp không vi phạm pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đúng theo pháp luật quy định, thì đình công sẽ không xảy ra. Liệu có đúng là như vậy?

Bình luận:

Về nguyên tắc thì đình công là một hành động phản kháng hay gây sức ép mang tính tập thể của người lao động đối với người sử dụng lao động nên nó phải xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể, nghĩa là nếu không có tranh chấp lao động tập thể thì không thể có đình công. Xin nhấn mạnh là "tranh chấp lao động tập thể" chứ không thể chỉ là "tranh chấp lao động" chung chung, vì tranh chấp lao động cá nhân có thể diễn ra thường xuyên, nhưng không hoặc khó biến thành hành động đình công.

Cần nói rõ là cá biệt có trường hợp xung đột cá nhân, dẫn đến sự giận dữ của những người công nhân khác và cũng dẫn đến đình công thì trường hợp này lại phải diễn giải theo cách khác.

Còn trường hợp cá nhân mà là cán bộ công đoàn, bị chủ phân biệt đối xử thì trường hợp đó phải được diễn giải là đã động chạm đến quyền lợi của tập thể người lao động rồi. Cá nhân cán bộ công đoàn lúc đó đã là đại diện của tập thể, nên cũng chuyển thành tranh chấp tập thể.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Khi nào thì đình công tự phát dễ xảy ra?


Tôi không muốn dùng từ "nguyên nhân" xảy ra đình công. Vì sao? Vì nếu mình dùng từ nguyên nhân thì theo mối quan hệ biện chứng nhân - quả thì có nghĩa là nguyên nhân đó ắt sẽ dẫn đến kết quả là đình công.

Ở đây tôi chỉ nói là "khi nào thì đình công tự phát dễ xảy ra" để nói lên cái nguy cơ hay cái tiềm năng có thể xảy ra đình công thôi. Còn nó có xảy ra hay không thì lại tùy thuộc vào việc những yếu tố này sẽ được kích hoạt thành hành động đình công hay là nó sẽ được hóa giải để đình công không xảy ra.

Theo tôi, có 5 yếu tố đáng lưu ý sau:

-         Thứ nhất là yếu tố tập trung của lao động, nhất là lao động giản đơn, có tay nghề thấp. Khi những lao động này làm cùng với nhau, ở cùng với nhau thì những sự vất vả, bức xúc rất dễ lây lan và cộng hưởng.

-         Thứ hai là việc xuất hiện một sự bức xúc hay kỳ vọng mang tính tập thể. Khi tôi nói "bức xúc tập thể" là để chỉ việc NLĐ cho rằng doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm quyền lợi của NLĐ. Khi tôi nói "kỳ vọng tập thể" là để chỉ về một kỳ vọng nào đó về quyền lợi mà họ nghĩ rằng người sử dụng lao động có khả năng trả cho họ cao hơn (tôi đã đề cập đến yếu tố này ở post trước).

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Tại sao công nhân đình công - một cách nhìn khác


Nếu đọc tất cả các loại báo cáo về đình công, được phát ra từ các cơ quan, tổ chức khác nhau, tôi xin cá với các bạn là các bạn sẽ thu được kết quả giống nhau, đó là đình công được xác định gồm 3 nguyên nhân chính: thứ nhất là do tiền lương thấp, thứ hai là do người sử dụng lao động vi phạm luật pháp và thứ ba là do ý thức người lao động kém (nên hơi tí là đình công, mà toàn đình công tự phát).

Tôi thì tôi chưa bao giờ tin một cách hoàn toàn vào cái kết luận này cả. 

Nếu xác định nguyên nhân đình công là như vậy thì làm thế nào ta có thể giải thích được là năm 2009, số các cuộc đình công giảm một cách đột biến ở Việt Nam, từ 762 cuộc năm 2008 xuống còn có 218 cuộc năm 2009, nghĩa là giảm hơn 70%?

Chẳng nhẽ là do năm 2009, tiền lương của các doanh nghiệp đột ngột tăng?

Hay chẳng nhẽ là do năm 2009, ý thức chấp hành luật pháp của người sử dụng lao động đột ngột tăng?

Hay là do năm 2009 ý thức của người lao động đột ngột tốt hơn hẳn năm 2008?

Tất cả những cái đó không phải. Mà nếu không phải thì 3 nguyên nhân xác định một cách như là mặc định kia là không chính xác.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Cái lý sự “Con gà hay quả trứng”


Câu chuyn “con gà hay qu trng – cái gì có trước?” có l là mt cái lý s mà Thượng đế ban cho con người đ con người bám vào đó mà tiến hành nhng tranh lun không có hi kết v cái gì là nguyên nhân và cái gì là kết qu. Tóm li là cái gì “đ” ra cái gì.
Hãy cùng nhau xem 2 cái lý s sau:
Câu chuyn th nht, đó là v Làm và Lương:
Nhiu người ta thán v vic lương công chc thp. Thế nhưng có người li bo: làm như thế thì lương ch có vy thôi. Lp tc có người đáp li: lương như vy thì người ta ch làm như vy thôi. Câu chuyn này tôi đã nghe d đến hơn 20 năm nay ri mà vn chưa có hi kết và kết qu là t đó đến nay, lương “vn như vy” và người ta làm cũng “vn như vy”.
Câu chuyn th hai, đó là v Đình công và Gii quyết đình công:
Vit Nam có l là nước duy nht trên thế gii gi mt k lc rt kỳ quc, đó là t khi có B lut Lao đng ti nay (1995), đã din ra hơn 4 ngàn cuc đình công thì 100% các cuc đình công này là t phát (nghĩa là din ra không theo trình t th tc pháp lut quy đnh). Do đình công din ra không theo lut nên trình t th tc đ gii quyết nó cũng không th tiến hành theo lut. Bi vy mi có chuyn là vic gii quyết các cuc đình công này cũng 100% không theo trình t th tc phát lut quy đnh. Người lao đng thy c đình công không theo lut mà vn được gii quyết, thm chí là gii quyết nhanh hơn, hiu qu hơn, “an toàn” hơn cho người t chc đình công thì h c con đường không theo lut mà đi.
T đó mi sinh ra cái vòng lun qun là “đình công thế nào thì gii quyết đình công thế đó” và “gii quyết đình công như thế nào thì đình công thế đó”.
Nếu c bám ly cái lý s “con gà và qu trng” thì hai vn đ ct t này ca quan h lao đng Vit Nam s mãi như thế này thôi.
Nguyễn Mạnh Cường
cuong.qhld@gmail.com
------------------------
@ copyright 2012
Mọi sự trích dẫn hoặc đăng tải lại đề nghị ghi rõ nguồn