Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Sáu điều kiện để có thương lượng lao động tập thể "thật"

Nếu nhìn vào luật quan hệ lao động của bất cứ nước nào thì ta cũng thấy có bốn cấu phần không thể thiếu được trong luật đó: thứ nhất là phần về công đoàn (một số luật thì bao gồm cả quy định về giới chủ, nhưng không phải luật nước nào cũng có vì thực tế tổ chức này không phải là điều kiện tiên quyết cho quan hệ lao động tập thể); thứ hai là đối thoại, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể; thứ ba là tranh chấp lao động và đình công và thứ tư là các thiết chế quan hệ lao động (các thiết chế có thể thành một phần riêng hoặc "lẩn" vào các phần khác của luật).

Trong hai bài trước, tôi đã giới thiệu những quy định về thỏa ước lao động tập thể trong Sắc lệnh 29 năm 1947 do Cụ Hồ ký và trong Luật Lao động của Căm pu chia để chúng ta tham khảo. Hôm nay, tôi xin phân tích sâu hơn về những điều kiện cầnđủ để một cuộc thương lượng lao động tập thể "thật" có thể xảy ra  và để một bản thỏa ước lao động tập thể "thật" có thể được ký. 

Sáu điều kiện để có thương lượng "thật" và thỏa ước "thật"
  • Điều kiện thứ nhất: hai bên, nhất là bên đại diện cho tập thể người lao động phải có đủ tư cách đại diện. Đây là điều kiện quan trọng nhất vì nếu người đứng ra thương lượng mà không có đủ tư cách đại diện cho tập thể người lao động thì mọi điều khoản đưa vào trong thỏa ước sẽ trở nên vô nghĩa, không có giá trị đối với người lao động vì người lao động sẽ không làm theo những gì mà người không đại diện cho mình đã đứng ra cam kết. Đây là điều hết sức lưu ý khi làm luật và chính sách để thấy sự khác biệt giữa "" và "có thật" đối với tổ chức đại diện cho người lao động là một sự khác biệt rất lớn. Chúng ta có thể thấy những quy định rất rõ ở trong Sắc lệnh 29 của Cụ Hồ cũng như luật của Căm pu chia về vấn đề này. Điều kiện này tôi gọi là điều kiện tiền đề cho hoạt động đối thoại, thương lượng và thỏa ước, hay gọi theo ngôn ngữ toán học thì gọi là "điều kiện cần", trước khi nói tiếp đến các "điều kiện đủ" ở phần sau. 

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Một số quy định về Thỏa ước lao động tập thể trong Luật Lao động của Căm pu chia

Tháng 3 năm 1997, Quốc Hội Căm pu chia đã thông qua Luật Lao động. Nghe nói là luật này được các bạn Căm pu chia xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia Liên Hợp Quốc. Xin viết ra đây để chúng ta cùng tham khảo trong quá trình xây dựng, sửa đổi luật của ta:

- Về mục đích của thỏa ước lao động tập thể thì Luật của Căm pu chia ngoài phần quy định có tính chất phổ quát giống phần lớn luật từ cổ chí kim trên thế giới là: "Mục đích của Thỏa ước lao động tập thể xác định các điều kiện làm việc và việc làm của người lao động và điều chỉnh các mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng như các tổ chức đại diện của họ" thì luật này còn bổ sung cấu phần có tính thời đại hơn, đó là vai trò bảo vệ của thỏa ước đối với các tổ chức công đoàn và đặc biệt là nhằm "nâng cao việc bảo vệ người lao động chống lại những rủi ro xã hội". Nếu so sánh luật một số nước thì thấy đây là điểm mới, tiến bộ của luật Căm pu chia.

Chính phủ Cụ Hồ ngày xưa quy định về Thỏa ước lao động tập thể như thế nào?

Ngày 12 tháng 3 năm 1947, nghĩa là mới chỉ mới 18 tháng sau ngày Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ, Cụ Hồ đã ký ban hành Sắc lệnh số 29 quy định việc thuê mướn lao động mà ngày nay ta gọi là quan hệ lao động. Đọc lại những điều được quy định trong Sắc lệnh 29, ta càng thấy kính phục Cụ và các bậc tiền bối. Giữa bộn bề công việc đối nội và đối ngoại, phải cùng một lúc chống các loại "giặc" là giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt, Cụ Hồ và các đồng chí của Cụ vẫn soạn thảo và ban hành một Sắc lệnh mà ngày nay chúng ta khi đọc lại vẫn cảm nhận được những giá trị mang tính thời đại của Sắc lệnh này.

Nhân dịp Quốc Hội đang thảo luận dự thảo Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn sửa đổi, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại Sắc lệnh 29 đế suy ngẫm.

Sắc lệnh 29 có 8 chương, 187 điều. Mỗi chương lại chia thành các tiết. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đọc và ngẫm về Tiết thứ ba của Chương ba trong Sắc lệnh với tên gọi là "Nói về Tập hợp khế ước". Tiết này của Sắc lệnh 29 nếu phiên ra thì tôi nghĩ là tương đương với Chương V của Bộ Luật lao động về Thỏa ước lao động tập thể đấy. Ngày xưa các cụ không gọi "thỏa ước lao động tập thể" mà gọi là "tập hợp khế ước".

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Lương phải đủ tái tạo sức lao động

Tiền phong Online ngày 27/10/2011 đăng bài với đầu đề như trên của tác giả Hà Nhân ghi lại cuộc phỏng vấn của phóng viên Tiền phong với bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. Tôi xin lược trích bài phỏng vấn trên và xin phép có đôi lời bình luận thêm ở một số điểm -- NMC

PV: Khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho thấy, mức lương bình quân của người lao động chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để tái sản xuất sức lao động. Bà nghĩ sao? 

Bà Trương Thị Mai: Theo tôi, tiền lương phải tính theo đúng giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ luật Lao động sửa đổi tới đây phải có một số điều chỉnh. Ví như, tiền lương phải là sự thỏa thuận giữa người  sử dụng lao động và người lao động.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Hội đồng Lương tối thiểu: Một thiết chế quan trọng trong xác định LTT của Hàn quốc

Hàn quốc là một trong những quốc gia có một quy định rất rõ ràng về lương tối thiểu, bao gồm Luật Lương tối thiểu và thiết chế, cơ chế để thực hiện luật này. Thiết chế quan trọng nhất trong việc xác định lương tối thiểu ở Hàn quốc là Hội đồng Lương tối thiểu. Tại Việt Nam, Quốc Hội cũng đã đưa vào kế hoạch xây dựng luật pháp việc xây dựng Luật Lương tối thiểu. Tôi xin tóm tắt lại một bài viết của Tiến sỹ Jeong Jin Ho thuộc Viện nghiên cứu Lao động Hàn quốc giới thiệu một số điều của Luật Lương tối thiểu và Hội đồng Lương tối thiểu của Hàn quốc để chúng ta cùng nhau tham khảo trong quá trình nghiên cứu xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu của Việt Nam.
 NMC


 Vai trò của Hội đồng Lương tối thiểu Hàn quốc

Tại Hàn Quốc, Bộ Lao động và Việc làm là cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực lao động, có trách nhiệm cao nhất trong việc xác định tiền lương tối thiểu. Bộ Lao động và Việc làmlà cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng về mức lương tối thiểu dựa trên kết luận của Hội đồng Lương tối thiểu Hàn quốc. 

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Bằng nhau nhưng liệu có bình đẳng?

Trong sáu nhóm đối tượng hưởng lương và hưởng những chế độ có tính chất lương tôi chia ra trong bài "Bố cục bản đồ tiền lương Việt Nam" thì lương của ba nhóm có liên quan chặt với lương tối thiểu là nhóm công chức, viên chức (nhóm 1), nhóm công nhân làm trong doanh nghiêp tư nhân và FDI (nhóm 2) và nhóm lao động làm trong các doanh nghiệp nhà nước và "nguyên" nhà nước (nhóm 3).

Khi nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu thì tiền lương, tiền công của ba nhóm này chịu tác động rõ nhất. Nhưng liệu những tác động đó có giống nhau?

Từ kết cấu tiền lương có vẻ giống nhau...

Nếu xét về cơ cấu tiền lương, tiền công của cả ba nhóm này thì có thể quy về một công thức tính chung đơn giản là gồm 3 cấu phần: cấu phần thứ nhất là tiền lương tối thiểu, cấu phần thứ hai là phần trên lương tối thiểu và phần này cộng với lương tối thiểu trở thành cấu phần mà dân gian hay gọi là "lương cơ bản" hay "phần cứng", và cuối cùng là phần cao hơn lương cơ bản mà người ta thường gọi là "phần mềm".

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Lương tối thiểu: những quy định "hoàn hảo" và những tiếng "kêu"

Việc "đa dạng hóa" chức năng của lương tối thiểu, bao gồm: (i) làm căn cứ để xác định tiền lương cho khu vực công, (ii) làm căn cứ để tính tiền công cho khu vực doanh nghiệp (tư nhân VN, FDI và nhà nước) và (iii) làm căn cứ để điều chỉnh mức chi bảo hiểm xã hội và các chế độ rợ cấp, phúc lợi xã hội khác đã làm nảy sinh những điều bất hợp lý.

Lương tối thiểu: một quy định "hoàn hảo"

Điều 56 của Bộ luật Lao động quy định một cách rất bài bản: "Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng...".

Quy định trên của luật được cơ quan quản lý nhà nước về tiền lương  diễn giải lại một cách cũng rất bài bản: "Lương tối thiểu là mức trả để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động cộng với nhu cầu nuôi con tối thiểu" và được diễn giải tiếp như sau: "Nhu cầu tối thiểu của người lao động bao gồm nhu cầu tối thiểu về lương thực thực phẩm được quy ra là 2300 kcalo/ngày, cộng với nhu cầu tối thiểu về phi lương thực thực phẩm và cộng với nhu cầu tối thiểu cho một người con, tương đương với 70% chi phí về nhu cầu tối thiểu của người lao động" (Trình bày của Vụ Lao động - Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Hội thảo về chính sách tiền lương ngày 26/9/2011 tại Hà Nội)

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Nhóm doanh nghiệp nhà nước và "nguyên" nhà nước: nơi các cơ chế được "trộn lẫn"

Nhóm cuối cùng tôi đề cập đến là công nhân làm trong các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi hình thức sở hữu (nói gọn lại là đã cổ phần hóa) và các doanh nghiệp 100% vồn nhà nước (tôi gọi là nhóm thứ ba). Thực ra, xét về cơ chế trả lương, có thể xếp cả lao động làm trong các cơ quan sự nghiệp có thu và/hoặc tự chủ một phần hoặc toàn bộ tài chính vào nhóm này.

Có thể nói tiền lương và thu nhập của lao động ở khu vực này là tương đối "ung dung" bởi đây là nơi các cơ chế khác nhau hội tụ, đan xen, trộn lẫn nhau.

Có những phần, doanh nghiệp (hay tổ chức sự nghiệp) hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Ở phần đó, ta có thể thấy tiền lương hầu như là được xác định theo cơ chế thị trường, trong đó có phần "cứng" được tính toán theo thang bảng lương của nhà nước để chủ yếu lấy làm cơ sở đóng bào hiểm xã hội và các mục đích mang tính nguyên tắc khác, còn lại là "phần mềm" thì dưới danh nghĩa "tự chủ" thì chỉ có trời biết! Ở phần này, doanh nghiệp và người lao động tỏ ra có vẻ "ung dung", ít nhất là ung dung hơn so với nhiều doanh nghiệp tư nhân. Theo đánh giá thì phần tiền lương "cứng" chiếm khoảng từ 30-50% lương thực lĩnh.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Nhóm hưởng từ ngân sách: một phép tính dễ hiểu và ba vấn đề khó hiểu

Một phép tính dễ hiểu

Đối với nhóm công chức, viên chức, cán bộ hưởng lương từ ngân sách (tôi gọi là nhóm thứ nhất) và các đối tượng hưởng những chế độ có tính chất giống lương gồm những người hưởng lương hưu và những người hưởng các chế độ trợ cấp xã hội khác bằng tiền mặt từ nguồn ngân sách (tôi gọi là nhóm thứ tư) thì công thức tính lương và các khoản có tính chất lương thật là đơn giản.

Từ "đơn giản" ở đây có hai nghĩa.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Đình công - có phải chỉ tại lương tối thiểu?

Chắc nhiều người còn nhớ, vào dịp Tết năm 2006, "làn sóng" đình công lần đầu tiên nổ ra ở 3 tỉnh phía Nam là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Báo chí ngày nào cũng đưa tin về các cuộc đình công liên tiếp nổ ra và yêu sách của người lao động đưa ra là đòi tăng lương.

Nhưng dường như cách hiểu chung của xã hội thời gian đó là muốn tăng lương cho công nhân thì chỉ có cách là nhà nước tăng lương tối thiểu. Thậm chí có nhiều chủ doanh nghiệp ngồi chờ nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chứ nhất quyết không chủ động điều chỉnh hay tăng lương. Báo chí, nhất là báo Lao động và Người lao động dồn dập đăng các bài báo phản ánh cuộc sống khó khăn của người lao động với dồng lương ít ỏi và kết luận: chỉ có tăng lương tối thiểu mới giải quyết được vấn đề. Có thể nói, vào thời điểm đó, lương tối thiểu trở thành như một "con tin" của các cuộc đình công. Báo chí thời đó tuyệt nhiên không đề cập đến cơ chế thương lượng và các cơ chế khác của quan hệ lao động để xử lý vấn đề tiền lương tại doanh nghiệp.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Lương công nhân - bao nhiêu là "hợp lý" và làm thế nào để "hợp lý"?

Phải chăng lương cao là hết đình công? 

Sau khi loại trừ hainhóm “nằm ngoài vùng phủ sóng” của chính sách tiền lương chung, ta còn lại bốn nhóm để nghiên cứu. Nhóm đầu tiên tôi đề cập đến ở đây là nhóm thứ hai, tức những đối tượng là công nhân làm việc trong khu vực tư nhân (bao gồm cả doanh nghiệp FDI). Có lẽ lý do chính để nhóm này trở thành tâm điểm trong chính sách về tiền lương là vì tuyệt đại đa số các cuộc đình công đều xảy ra ở khu vực này, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, mà yêu sách đình công thì đến trên 90% là về tiền lương, tiền công hoặc các quyền lợi khác có tính chất giống tiền lương, tiền công. Từ đó, có một cách suy luận tương đối phổ biến hiện nay trong xã hội là cứ trả lương cao là hết đình công. Nghe có vẻ quá đơn giản phải không các bạn!.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Hai nhóm "nằm ngoài vùng phủ sóng" đối với chính sách tiền lương chung

Trong bài "Bố cục "Bản đồ tiền lương" của Việt Nam" tôi có chia toàn bộ những người đang hưởng lương và hưởng những khoản có tính chất lương trong xã hội hiện nay thành 6 nhóm và cũng nêu lên 5 câu hỏi để chúng ta suy nghĩ và bàn tiếp..

Câu hỏi đầu tiên tôi nêu lên là khi nói đến câu chuyện tiền lương cao - thấp là ta đang nói đến nhóm nào vậy hay là nói tất tần tật mọi đối tượng? Tôi cho rằng nếu mà nói tất tần tật mọi đối tượng thì câu chuyện sẽ rẽ sang ngả khác mất rồi và khi đó chúng ta sẽ phải nói tới vấn đề tiền lương - thu nhập trong mối liên hệ với chính sách an sinh xã hội và chính sách tiền tệ - tài chính quốc gia chứ không thể nói riêng rẽ. Tôi e rằng nếu câu chuyện đi theo ngả này thì rất dễ chúng ra sẽ một lần nữa được nghe lại câu chuyện "Giá - Lương - Tiền" của đợt cải cách năm 1985 mất.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Bố cục "Bản đồ tiền lương" của Việt Nam

Khi nói tới chủ đề tiền lương, tiền công thì có hai thứ làm cho người ta quan tâm:

- Thứ nhất là con số, tức là mức lương (hay mức lương +++ các khoản khác) là bao nhiêu;
- Thứ hai là làm thế nào để có được con số đó, tức là cơ chế xác định, cơ sở và cách tính toán để ra được con số đó.

Trong hai vấn đề trên thì người hưởng lương chủ yếu quan tâm tới con số cuối cùng họ được hưởng là bao nhiêu, còn việc con số đó được tính toán như thế nào đối với họ không quan trọng lắm. Ngược lại, đối với những người nghiên cứu về tiền lương hay làm về tiền lương ở mọi cấp (từ cấp quốc gia cho tới cấp doanh nghiệp) thì điều đầu tiên phải quan tâm là việc tính toán, hình thành nên con số như thế nào. Bởi vậy, câu chuyện chúng ta nói tới ở đây là về cách tính (hay cơ chế xác định) lương.

Giới thiệu chuyên mục "Lương và Lương tối thiểu"

Khi viết về quan hệ lao động trên blog này, tôi dự định là sẽ "đi" một cách bài bản, từ từ, nghĩa là xuất phát từ câu chuyện ai "nói" với ai (chủ thể), rồi đến họ "nói" với nhau như thế nào (tương tác), rồi tiếp theo là họ "nói" về cái gì (công việc và quyền lợi) và cuối cùng là họ "nói" với nhau trong điều kiện, bối cảnh nào (yếu tố tác động từ bên ngoài).

Với kế hoạch dự kiến đó, mấy ngày qua tôi mới bắt đầu được vài bài về câu chuyện ai "nói" với ai và họ "nói" với nhau như thế nào. Riêng hai chủ đề này để mà nói cho nó rõ, cho đủ thì có lẽ cũng phải dài dài chứ chưa thể kết thúc ngày một ngày hai được. Và, quan trọng là cho đến hôm nay các cái "chốt" của hai vấn đề trên vẫn chưa được mở.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Các chủ thể trong quan hệ lao động tập thể

Trong bài “Những hình thức tương tác trong quan hệ lao động, tôi đã đề cập đến 10 hình thức tương tác chủ yếu diễn ra trong quan hệ lao động tập thể, trong đó có 7 hình thức tương tác mang tính chất hai bên và 5 hình thức tương tác mang tính chất ba bên (Opp, chắc có bạn nào đó giật mình nhắc tôi là tại sao 7 cộng 5 lại bằng 10 ?!. Xin các bạn lưu ý là trong 10 hình thức tương tác mà tôi liệt kê ra thì tương tác hòa giải và tham vấn lại chia ra thành hòa giải, tham vấn hai bên và ba bên đấy nhé, nghĩa là có cả việc hai bên tự hòa giải và hai bên hòa giải với sự tham gia của trung gian (bên thứ ba), còn tham vấn thì có tham vấn hai bên và tham vấn ba bên. Nôm na là nếu cộng chi li như mấy bà nội trợ đếm rau để trả tiền thì tuy chỉ có 10 loại rau nhưng lại là 12 mớ cơ đấy!).

Cũng trong bài trước, tôi có nói là 7 hình thức tương tác hai bên nói trên thực ra là những hình thức biểu hiện cụ thể trong từng công đoạn của quá trình mặc cả giữa người thuê lao động với tập thể những lao động làm thuê. Mà mặc cả thì như các bạn biết đấy, luôn là một quá trình cam go. Tôi thì tôi không tin lắm vào cái chuyện hai bên “bỗng dưng muốn bình đẳng” trong quá trình mặc cả này. Tôi vẫn nhìn nhận quan hệ lao động tập thể về bản chất là một mối quan hệ bất tương xứng giữa một bên là người có tiền và có nhiều quyền quyết định (chủ thuê lao động) với một bên là những người chỉ có sức lao động, không có tiền và cũng không có hoặc có rất ít quyền quyết định.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Singapore - đất nước của các thiết chế ba bên (Phần 2)

Tiếp theo phần 1: “Singapore – đất nước không có đình công”, hôm nay tôi xin chia sẻ tiếp với các bạn phần 2 bài về quan hệ lao động của Singapore

3.     Các thiết chế ba bên về quan hệ lao động

Để thực hiện cơ chế ba bên, Singapore đã thành lập các thiết chế mang tính chất ba bên quan trọng. Trước hết phải kể đến Tòa án trọng tài lao động (Industrial Arbitration Court). Các bạn chú ý đến tên gọi, không phải là tòa án mà cũng không phải chỉ là trọng tài, mà là tòa án trọng tài. Đây là một thiết chế với chức năng rất đặc biệt trong hệ thống quan hệ lao động của Singapore). Tiếp theo là Uỷ ban năng suất quốc gia (National Productivity Board), Hội đồng quốc gia về tiền lương (National Wages Council). Các cơ quan này có chức năng giải quyết, xây dựng và thực hiện các chính sách được xem xét theo quan điểm và sự quan tâm của ba bên. Trên cơ sở sự tham gia và nhất trí của ba bên, các biện pháp và chính sách được hình thành bởi những bên liên quan sẽ nhận được sự chấp nhận cao hơn và như vậy có thể được thực hịên nhanh chóng và hiệu quả hơn.