Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Singapore - đất nước không có đình công (phần 1)

PHẦN 1: Triết lý (hay cách tiếp cận) và luật pháp về quan hệ lao động của Singapore

Tôi nghe thấy nhiều người nói rằng đình công là hiện tượng tất nhiên của kinh tế thị trường, nói cách khác, đã có kinh tế thị trường thì khó tránh khỏi đình công. Lý luận này nó có lẽ cũng na ná như phàm đã là nước ở vùng nhiệt đới, gió mùa như Việt Nam thì mưa bão, rồi gió mùa đông bắc là chuyện tất nhiên. Cũng theo lý lẽ đó thì người ta bảo rằng đừng có quá để ý đến việc tại sao trong những năm gần đây đình công xảy ra nhiều ở Việt Nam mà hãy nhìn nhận đình công như một hiện tượng tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang vận hành theo nguyên tắc thị trường - nó cũng tất yếu như những cơn bão hay gió mùa đông bắc vậy, dù ta không muốn.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Giới thiệu chuyên mục "Cùng nhìn ra thế giới"

Nếu so với các nước "tư bản già cỗi" có nền kinh tế thị trường hàng mấy trăm năm rồi thì mới thấy là Việt Nam chúng ta còn mới lắm trên con đường phát triển kinh tế thị trường. Vì mới cho nên kinh nghiệm thực tiễn về quan hệ lao động trong kinh tế thị trường chưa có nhiều. Còn lý luận thì cũng còn ít lắm.

Thế mà cuộc sống đâu có đợi chúng ta, đâu có hỏi chúng ta đã trưởng thành chưa, đã đủ năng lực điều hành chưa mà nó cứ diễn ra và cứ đặt ra những vấn đề buộc chúng ta phải giải quyết.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Những hình thức tương tác trong quan hệ lao động

Trong bài viết Liệu chúng ta đã hiểu "Quan hệ lao động" là gì?, tôi có đề cập vắn tắt là khi nghiên cứu về quan hệ lao động thì nôm na là ta phải đi tìm câu trả lời cho 4 câu hỏi sau:

- Thứ nhất là ai quan hệ với ai? (chủ thể của mối quan hệ)
- Thứ hai là họ tương tác với nhau như thế nào? (các hình thức tương tác)
- Thứ ba là họ tương tác với nhau về vấn đề gì (hay đối tượng của sự tương tác)
- Thứ tư là họ tương tác với nhau trong điều kiện, bối cảnh nào (tức là những điều kiện khách quan tác động đến quan hệ lao động)


Đáng nhẽ ra thì hôm nay chúng ta sẽ bàn về chủ đề tiếp theo là chủ thể của mối quan hệ này. Nhưng vì lý do tôi sẽ nói sau, hôm nay tôi muốn trao đổi với các bạn về nhóm vấn đề thứ hai trước, đó là về các hình thức tương tác trong quan hệ lao động.

Để hạn chế đình công bất hợp pháp

Ngày 25/9/2011, báo điện tử "Đại biểu nhân dân" có đăng bài phân tích về những quy định của pháp luật liên quan tới đình công và giải quyết đình công. Đọc bài này tôi hiểu là tác giả bài báo đã tham dự cuộc hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức đại Đồ Sơn trong hai ngày 9 và 10 tháng 9 vừa rồi. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã thảo luận về các nội dung khác nhau của dự thảo Bộ luật Lao động, trong đó quan hệ lao động là nội dung thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Giới thiệu Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/10/2011


Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu luôn có những tác động trực tiếp đến tình hình quan hệ lao động. Xin trích đăng nội dung chính của Nghị định này và có một vài bình luận nho nhỏ (nho nhỏ thôi vì không dám bình luận văn bản nhà nước)
 
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Liệu chúng ta đã hiểu "Quan hệ lao động" là gì?

Đọc tiêu đề trên, chắc có ai đó sẽ nói: "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Hoặc có người nóng tính hơn sẽ nói "Hâm à, bây giờ còn đi nói lại cái chuyện a, b, c này à?".

Đoán là như thế, nhưng mà lại nghĩ chắc cũng có người tò mò mà thử vào đây đọc xem mình "hâm" thế nào. Nghĩ vậy nên viết đôi dòng ra đây để giãi bày cái "hâm" của mình.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Đôi lời mở đầu trang blog này

Âu cũng là một cái duyên mà mấy năm nay, tôi đã “lặn lội” trong lĩnh vực quan hệ lao động, mà lại là quan hệ lao động ở Việt Nam, nơi mà quan hệ lao động thường gắn với hình ảnh của các cuộc đình công tự phát.

Lúc mới bắt đầu công việc này, nghĩ mình cũng đã biết được một cái gì đó về quan hệ lao động rồi. Ồ, dễ ẹc, chỉ là cái quan hệ giữa những người lao động và người chủ sử dụng thôi. Có vấn đề gì thì hai bên thương lượng (hay gọi là mặc cả cũng được, tiếng Anh người ta vẫn gọi là bargain mà). Lúc đầu thì cũng “hăng máu” lắm, viết bài nọ bài kia, phát biểu chỗ nọ chỗ kia, đề xuất ý tưởng nọ ý tưởng kia,..tưởng chừng như mọi thứ chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ”.

Nhưng…